Home » » Bài 1: Biến và các phép toán

Bài 1: Biến và các phép toán

Sau khi cài đặt, mở Matlab từ màn hình Desktop hoặc qua Start Menu.
Màn hình giao diện có dạng như sau.
Description: giao dien matlab
Command Window là nơi người dùng gõ lệnh và cũng là nơi nhận kết quả tính toán của Matlab. Mỗi câu lệnh được thực hiện sau khi người dùng ấn nút Enter.
Workspace là nơi biểu diễn các dữ liệu đang sử dụng, giúp ta biết được loại, kích thước và nội dung các biến hiện có trong bộ nhớ của MATLAB.
Command History mọi câu lệnh Matlab thực hiện đều được lưu trong Command History. Nếu muốn thực hiện lại lệnh nào, chỉ cần click đúp vào câu lệnh được lưu trong Command History.
-       Tạo thư mục lưu trữ
-       Sử dụng các thư mục gọn gàng để lưu trữ các file bạn thực hiện với Matlab.
-       Để tạo một thư mục mới, click vào 'Browse' ở gần 'Current Directory'
-       Click vào 'Make New Folder', và đặt tên cho Folder mới tạo. Lưu ý: Không được dùng các khoảng trắng (space) trong tên của Folder. Trong thư mục MATLAB, tạo 2 thư mục mới: IAPMATLAB\day1
-       Đánh dấu thư mục bạn mới tạo và click 'OK'
-       Lúc này, thư mục hiện hành là thư mục bạn vừa mới tạo
-       Để xem một chương trình ở ngoài thư mục hiện hành, cần đưa chúng vào Path. MATLAB chỉ quản lý file được chứa trong Path. Để đặt một Folder vào Path, thực hiện như sau: Vào File->Set Path để thêm Folder vào Path.
-       Tùy chỉnh MATLAB: Bạn có thể tùy chỉnh Matlab theo ý mình trong việc biên dịch, soạn thảo,... bằng cách vào File -> Preferences. Tạm thời khi mới làm quen với MATLAB, bạn không nên chỉnh các lựa chọn trong phần này. 
-       Help/Docs
-       Command Window là nơi bạn gõ lệnh, Matlab sẽ lập tức thực hiện các câu lệnh của bạn sau khi bạn ấn Enter.
-       Để mở Helps của Matlab, trên Command Window bạn gõ:
               >>            help
Sau đó bạn ấn Enter. Khi đó, File Helps của Matlab sẽ hiện ra. (Tips: Nếu muốn sử dụng thành thạo Matlab, bạn bắt buộc phải tra cứu Helps rất nhiều lần)

Để có được thông tin hướng dẫn về một câu lệnh bất kì của MATLAB, ví dụ muốn tìm hướng dẫn của câu lệnh sin, sử dụng câu lệnh:
                >>           help sin
                >>           doc sin
                >>           doc " từ cần tìm "

Scripts là một tập các câu lệnh được thực hiện theo trình tự được viết trong MATLAB editor save dưới dạng MATLAB files (đuôi .m).
Để tạo một MATLAB file, từ Command Window gõ
        >>    edit helloWorld.m
hoặc click vào biểu tượng New

Description: new m file
 cửa sổ Editor sẽ hiện lên với các thành phần như sau:

Description: editor
Comment:
-       mọi kí tự sau % được coi là comment
-       phần comment đầu tiên của script sẽ được MATLAB coi là phần help của script.
-       Nên tạo thói quen comment cho các lệnh khi lập trình để tránh lãng phí thời gian xem lại code của mình.
-       Chú ý rằng các script là thủ tục static, bởi vì không có input và không có một biến ra được định nghĩa rõ ràng.
-       Mọi biến tạo và sửa đổi trong một script tồn tại trong workspace kể cả khi script đó đã được MATLAB thực hiện xong.
-       Bây giờ hãy viết Script đầu tiên của bạn: Helloworld.m
-       Khi được gọi script này chỉ làm nhiệm vụ là in ra trên Command Window dòng chữ:
                        Hello world!
                        I am going to learn MATLAB!
-       Để thực hiện, bạn cần dùng câu lệnh disp , ví dụ disp('This is a string') , đây là câu lệnh để in ra một chuỗi kí tự nằm trong dấu 2 dấu ' ', cụ thể với câu lệnh trên sẽ in ra dòng chữ This is a string
-       Thực hiện: Mở Editor và save một script với tên Helloworld.m và đánh các dòng lệnh sau:
                % Helloworld.m
        % My fiirst Hello World program in Matlab
        disp('Hello world!');
        disp('I am going to learn MATLAB!');
-       Save script vừa tạo, sau đó trên Command Window, gõ Helloworld.m rồi enter để MATLAB thực hiện các dòng lệnh trong script này. Bạn sẽ nhận được dòng chữ như mong muốn (Nếu như bạn không thành công, hãy xem lại xem thư mục hiện tại của MATLAB có phải là thư mục đang chứa file Helloworld.m hay không, nếu chưa thì bạn cần chuyển đến thư mục đó và thực hiện lại bước này).
3. Biến Variable 
-       Với MATLAB, bạn không cần khai báo biến trước khi sử dụng. Mỗi khi bạn gán một biến mới, MATLAB sẽ giúp bạn định nghĩa dựa vào dữ liệu biến ấy chứa.
-       MATLAB hỗ trợ nhiều loại biến, thông thường bạn dùng MATLAB để tính toán với ma trận hoặc vector cả số học hay kí tự. 
-       Để tạo một biến, chỉ cần gán một giá trị vào cho một tên biến
        >>    var1=3.14
        >>    myString='hello world'
-       Qui tắc đặt tên biến:
-       kí tự đầu tiên phải là chữ cái
-       các kí tự sau có thể là chữ cái hoặc số, hay _
-       MATLAB phân biệt chữ hoa với chữ thường (var1 khác với Var1)
-       Một số biến đã được MATLAB định nghĩa sẵn, không được dùng những tên biến này.
-       i và j được dùng cho đơn vị phức
-       pi : số pi, có giá trị 3.1415926...
-       ans : lưu kết quả của phép toán vừa thực hiện
-       Inf và -Inf là dương và âm vô cực
-       NaN : thể hiện Not a Number, không là một số.
-       Biến vô hướng:
-       Một biến vô hướng có thể được định nghĩa bằng cách gán giá trị trực tiếp:
                >>    a = 10
                (biến này sẽ lập tức xuất hiện trên Workspace!)
                hay định nghĩa thông qua một biến đã có:
                >>    c = 1.3*45-2*a
-       Nếu không muốn MATLAB đưa ra kết quả trên Command Window, bạn thêm dấu ; vào cuối dòng lệnh.
                >>    d = 13/3;





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm Blog này

Người theo dõi