Home » » Học là niềm đam mê của những ai đam mê việc học

Học là niềm đam mê của những ai đam mê việc học

Học có nhiều khía cạnh trong đời sống,trong mọi lĩnh vực của tri thức nhân loại.Cụ thể chúng ta xét vài khía cạnh  được đề cập nhiều mà độc giả nhân loại thường quan tâm:
Trước hết ta xét và nói đến khái niệm "HỌC":
HỌC đơn giản là ta tiếp thu có mục đích những sự việc,hiện tượng thường diễn ra xung quanh chúng ta.Mà trực tiếp bộ não của chúng ta làm việc.Ngoài ra học là việc bạn tiếp nhận thêm kiến thức của bản thân bằng cách tự tìm hiểu qua sách báo , hay do người khác truyền đạt lại cho bạn.Những kiễn thức đó bao gồm tổng hợp cả về tự nhiên và xã hội cũng như những kinh nghiệm sống.   
Tác dụng của việc học:
Học tập đem tri thức cho con người, cái này rất dễ đạt được, nhưng quan trọng nhất của học tập lại là nhận biết lẽ phải, chân lý, đạo lý làm người, điều này có khó hơn nhiều, tuy nhiên khó nhất là thực hiện, áp dụng những gì học được vào cuộc sống. Tri dị hành nan (Biết thì dễ, nhưng làm thì khó), nhưng biết mà làm trái lại thì rất nguy hại cho người khác, nguy hại cho xã hội, vì đó là những con thú đội lốt người, là con vi rút HIV ẩn lẫn trong tế bào làm cho bạch cầu không thể phát hiện ra.
-Học giúp con người hình thành nhân cách:
-Học giúp mỗi người tốt với chính mình và những người xung quanh hơn:
-Học giúp con người ta thành đạt trong cuộc sống:
-Học giúp cuộc sống trở nên thân thiện hơn:
-Học sẽ ngăn chặn được những điều xấu trong xã hội:
-..............................................................................:
Học bằng hình thức nào:
-Nhiều lắm bạn à..............
Nế bạn muốn tìm hiểu rõ hơn thì có thể tìm hiểu tại đây:
http://www.studygs.net/vietnamese/multsource.htm
http://www.studygs.net/vietnamese/
Học ở mọi nơi,học mọi lúc:
 
Học ở nhiều nơi,bằng nhiều phương tiện khác nhau:
 Học tập qua máy tính liệu có tốt hay không?

Đây là 1 thắc mắc trong lòng rất lâu của em rồi. Đó là học trên vi tính liệu có tốt hơn so với học trong sách vở? Những thông tin mình đọc và tích luỹ được qua vi tính có dễ dàng vào đầu mình hay không? Câu hỏi thật ngớ ngẫn nhưng đó là thắc mắc trong lòng của em? Mong các anh chị có kinh nghiệm giải đáp giúp.
thời đại này phải học kết hợp em, vừa học trong sách vở vừa tham gia các diễn đàn học tốt trên mạng vì các diễn đàn sẽ giúp em giải đáp các điều còn thăc mắc từ sách vở.Phần lớn các diễn đàn đều có sự hỗ trợ của các thầy cô trên cả nước, nên cứ hỏi, nếu nhà em nối mạng thì nên học kết hợp như vậy.
THeo mình nên hạn chế máy tính.Trên máy chỉ học khi bạn nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa,sách bài tập.Nói như Minh muốn học tốt thì bạn phải có 1 quyết tâm mạnh mẽ và 1 kế hoạch hợp lý.Tôi khuyên bạn nên xoá cái yahoo đi vì các này làm phiền bạn khá nhiều.Máy tính là nguồn tài liệu vô cùng nhiều quan trọng là bạn khai thác nó như thế nào.Trên máy tính bạn có thể luyện tốc độ giải trắc nghiệm.
Kết luận:Chỉ nên sử dụng máy tính để tải và in tài liệu.Không nên học với nó.

Giáo dục giới tình nên học qua sách vở, một cách học hiệu quả.
http://www.youtube.com/watch?v=7AFgaiiJf8U

Phương pháp học tập có hiệu quả

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả. 
Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:


1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian. 


Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm Blog này

Người theo dõi